Tại sao gửi hàng bằng container nên thay các ĐK CIF, FOB, CFR = CIP, FCA?
![](https://static.wixstatic.com/media/292474_1e079e1ce73e4c0aa5e4ce3ecd5aa2e0~mv2_d_2000_2000_s_2.jpg/v1/fill/w_980,h_980,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/292474_1e079e1ce73e4c0aa5e4ce3ecd5aa2e0~mv2_d_2000_2000_s_2.jpg)
Đối với hàng rời, hàng hóa được kiểm tra, đếm, thông quan, ngay khi giao cho người chuyên chở trên boong tàu. Hàng được giao cho người chuyên chở thì cũng đồng thời là giao cho người mua, rủi ro chi phí được chuyển. Tuy nhiên đối với container, vì khối lượng của container rất lớn(20-30 tấn) nên không thể thực hiện ngay được việc kiểm tra, kiểm đếm, thông quan tại cầu tàu vì việc dỡ container ra để kiểm tra sẽ làm ách tắc cầu tàu. Vì thế các container phải được giao cho người chuyên chở tại CY (container yard) hay các trạm giao hàng lẻ CFS(container fraight station) ở trên bờ, việc kiểm tra, kiểm đếm, thông quan được thực hiện tại đó. Mâu thuẫn ở đây là dù đã giao hàng cho người chuyên chở, nhưng người XK vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người NK.Trách nhiệm về hàng hóa trong thời gian container nằm tại CY, CFS hay đoạn vận chuyển từ đó ra tới cảng vẫn thuộc về người NK cho dù đã giao hàng cho người chuyên chở. Mặt khác, theo điều kiện FOB, người XK phải xuất trình vận đơn đã xếp hàng để được thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên nếu chỉ giao hàng tại CY, CFS người XK chỉ nhận được vận đơn chưa xếp. Thời gian chờ đợi vận đơn đã xếp
có thể mất tới 5-10 ngày, có thể lâu hơn. Đây là thiệt hại của người XK khi đã giao hàng mà chưa thể lấy được tiền. Không như FCA, có thể nhận được tiền bằng vận đơn giao hàng trên bờ và không phải chịu chi phí bốc dỡ tại bến THC.